Tầm Quan Trọng & Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Lễ Động Thổ

Tầm Quan Trọng & Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Lễ Động Thổ

Price: Contact

Status: Stocking

Lễ động thổ là nghi thức luôn được coi trọng khi chuẩn bị tiến hành xây dựng bất kỳ một công trình lớn nhỏ nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của nghi thức này, ý nghĩa của nó ra sao? Đó là lý do mà Hoàng Sa Việt muốn giới thiệu tới quý khách hàng, quý doanh nghiệp bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

✅ Lễ động thổ là gì?

Lễ động thổ là một nghi thức thờ cúng Thần Linh Thổ Địa, tổ tiên gia chủ và cũng có thể là các vong linh đã khuất đang cư ngụ trên mảnh đất đó, để thông báo về việc chính thức tiến hành các hoạt động xây dựng công trình. Tuy nhiên khác với động thổ làm nhà của cá nhân; Lễ động thổ doanh nghiệp còn mang tính chất quảng quá hình ảnh, thu hút các nhà đầu tư và đối tác, khách hàng tiềm năng. Đó là lý do tại sao các chủ đầu tư luôn đặt sự quan tâm thực hiện nghi thức lễ khởi công lên hàng đầu trước khi tiến hành bất cứ một dự án công trình nào đó.

Lễ khởi công
Tổ chức lễ khởi công chuyên nghiệp (Nguồn: Hoàng Sa Việt)

Tổ chức lễ động thổ là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một dự án. Vì vậy, nghi thức này phải được chuẩn bị thật chỉnh chu, đầy đủ và thực hiện một cách nghiêm túc. Đảm bảo sự hoàn thiện cao nhất, mang lại may mắn, phước lành và thuận lợi cho quá trình thi công và hoạt động kinh doanh sau này.

✅ Ý nghĩa và tầm quan trọng của lễ động thổ

Người dân Việt Nam xưa nay luôn coi trọng việc thờ cúng, đây là hoạt động mang nặng ý nghĩa tín ngưỡng và tâm linh. Quan niệm từ xa xưa cho rằng “Đất có thổ công, sông có hà bá”; Vậy nên trước khi tiến hành xây dựng công trình gì đó tác động tới đất đai, long mạch thì phải thực hiện nghi lễ động thổ nhằm báo cáo với các vị Thần Linh Thổ Địa cai quản mảnh đất đó và thể hiện sự tôn kính. Đồng thời cầu xin thần linh ban phước lành, may mắn, độ trì cho mọi thứ được diễn ra suôn sẻ.

Cũng nhiều ý kiến cho rằng, mảnh đất đó có thể là nơi cư ngụ của nhiều vong linh đã khuất hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng của đền chùa, miếu,... Cho nên bên cạnh việc báo cáo các vị thần thì thực hiện nghi thức động thổ còn mong muốn các vong linh có thể vui vẻ và hoan hỉ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành một cách trọn vẹn, thuận lợi nhất.

lễ động thổ
Lễ động thổ cầu mong các vị thần ban phước lành cho dự án (Nguồn: Hoàng Sa Việt)

Về mặt tinh thần, nghi lễ động thổ tạo cảm giác và niềm tin về sự yên tâm, phấn khởi hơn cho những hoạt động xây dựng công trình sắp tới.

Như được nhắc tới ở trên, lễ động thổ còn là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của công trình cũng như khẳng định được quy mô và giá trị của dự án. Từ đó thu hút các nhà đầu tư hoặc nhiều đối tác, khách hàng tiềm năng khác. Đây được xem là một hình thức quảng cáo rộng rãi và khơi gợi tính tò mò cho mọi người từ ngoài nhìn vào.

✅ Những lưu ý khi tổ chức lễ động thổ

Để một sự kiện bất kỳ diễn thành công suôn sẻ thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và tổ chức lễ động thổ cũng không ngoại lệ. Để buổi lễ diễn ra một cách trọn vẹn nhất thì quý khách cần lưu ý những yếu tố sau đây:

✔ Chuẩn bị mâm cúng động thổ

Từ lâu đời, lễ cúng thổ công luôn được xem là một trong những bước quan trọng nhất của động thổ; Và nó được duy trì cho tới tận ngày nay.

Cúng lễ khởi công
Lễ cúng thổ công được xem là một trong những bước quan trọng nhất (Nguồn: Hoàng Sa Việt)

Mâm cúng động thổ đầy đủ thể hiện sự thành kính của chủ đầu tư đối với các vị thần linh và các vong linh đã khuất. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quy mô dự án cũng như nền văn hóa mỗi vùng miền mà có sự khác nhau nhất định. Dưới đây là gợi ý những lễ vật mà một mâm cúng thường có:

  1. 1 Bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
  2. Một con gà.
  3. Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  4. Một đĩa muối
  5. Một bát gạo, Một bát nước.
  6. Rượu trắng.
  7. Bao thuốc, lạng chè.
  8. Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  9. Một đinh vàng hoa.
  10. Năm lễ vàng tiền.
  11. Năm cái oản đỏ.
  12. Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)
  13. Mâm ngũ quả cúng động thổ (Năm quả tròn: 5 loại trái cây).
  14. Chín bông hoa hồng đỏ.
  15. 1 đĩa muối gạo,
  16. 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.

mâm cúng lễ khởi công
Mâm cúng lễ khởi công đầy đủ (Nguồn: Hoàng Sa Việt)

Ngoài ra, các bước như chọn ngày lành tháng tốt, chuẩn bị bài văn khấn và cách cúng động thổ đúng phong thủy cũng không kém phần quan trọng.

Hướng dẫn cách cúng động thổ chi tiết, đúng phong thủy

✔ Trình tự tổ chức lễ động thổ

Tuy không quá khắt khe về quy trình tổ chức giống như các sự kiện khác. Tuy nhiên việc lên kế hoạch rõ ràng chi tiết cũng giúp ban tổ chức thực hiện buổi lễ được thuận lợi hơn. Đồng thời tăng tính chuyên nghiệp, sang trọng cho cả buổi lễ. Và dưới đây là quy trình tiến hành lễ động thổ cơ bản:

✅ Dịch vụ tổ chức sự kiện trọn gói tại Hoàng Sa Việt

  • Đón tiếp khách mời
  • Tiết mục văn nghệ mở màn
  • Giới thiệu lý do tổ chức buổi lễ, công trình
  • Giới thiệu khách mời tham dự
  • Chủ đầu tư, người đại diện tiến hành phát biểu
  • Tiến hành nghi thức động thổ,khởi công
  • Kết thúc buổi lễ
  • Di chuyển đến địa điểm dự tiệc (nếu có)
  • Tiễn khách ra về
  • Thu dọn, tháo dỡ trang thiết bị
Lễ khởi công
Lễ khởi công dự án (Nguồn: Hoàng Sa Việt)

Tổ chức lễ khởi công
Cần lên 1 kế hoạch tổ chức chi tiết để buổi lễ diễn ra chuyên nghiệp nhất (Nguồn: Hoàng Sa Việt)

Trên đây là những khái niệm và lưu ý cơ bản về nghi thức lễ động thổ. Hy vọng bài viết đã mang lại cho quý khách hàng nhiều thông tin bổ ích, góp phần tạo nên sự thành công cho buổi lễ động thổ sắp tới của quý vị. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thêm vui lòng liên hệ hotline Hoàng Sa Việt 0985 999 345 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình!

3967 views
Gửi đánh giá của bạn cho sản phẩm này!
gửi đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào về sản phẩm này!

0985.999.345