Micro Là Gì? Tìm Hiểu Nguyên Lý Hoạt Động & Phân Loại Microphone

Micro Là Gì? Tìm Hiểu Nguyên Lý Hoạt Động & Phân Loại Microphone

Price: Contact

Status: Stocking

    Top selling products

Micro trên thị trường hiện nay được ứng dụng rất đa dạng trong cuộc sống với nhiều công năng và tên gọi khác nhau như Micro cổ cò, Micro Vocal (micro dùng cho ca sĩ, người hát), microphone hợp xướng, … Để tìm hiểu chi tiết hơn về từng loại Micro phổ biến trên thị trường, Hoàng Sa Việt xin mời các bạn tham khảo những thông tin dưới đây.

MICRO LÀ GÌ?

Microphone hay còn được gọi ngắn gọn là Mic, là một thiết bị trong hệ thống âm thanh. Micro hỗ trợ việc thu âm thanh và là công cụ trung gian giữa nguồn phát âm thanh và người nghe, nguồn phát âm thanh ở đây là những người cầm micro, nhạc cụ…Nói một cách chuyên nghiệp hơn thì Micro chính là một thiết bị điện tử giúp biến đổi âm thanh (sóng âm) thành tín hiệu điện.

Microphone
Micro - 1 thiết bị quan trọng trong hệ thống âm thanh (Nguồn: Internet)

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MICRO

Cấu tạo của Micro được chia thành hai phần chính là: Bên ngoài Micro và bên trong Micro

✔ Cấu tạo bên ngoài Micro:

Micro bình thường có cấu tạo với các bộ phận như thân Micro, lưới chụp, công tắc, Jack kết nối dây tín hiệu. Thân Micro sẽ giúp cho người dùng có thể dễ dàng cầm trong lúc sử dụng, lưới chụp được làm bằng sắt mạ hoặc nhựa để bảo vệ củ Micro, công tắc để tắt mở mic và jack kết nối tín hiệu dùng kết nối với dây tín hiệu.

Cấu tạo bên ngoài micro dynamic
Cấu tạo bên ngoài micro dynamic (Nguồn: Internet)

✔ Cấu tạo bên trong Micro:

Chúng tôi chia thành hai loại được sử dụng phổ biến hiện nay: Micro Dynamic (Điện động), Micro condenser (Micro dạng tụ)

  • Micro Dynamic (Điện động)

Micro Dynamic (Điện động) với thành phần cốt lõi là củ Micro. Trong đó một củ Micro được cấu tạo từ màng rung, nam châm, cuộn dây đồng. Màng rung Micro được làm từ nhựa mỏng, kích thước nhỏ để dễ dàng dao động khi bị sóng âm tác động.

Nguyên lý hoạt động của Micro Dynamic: Khi âm thanh (Sóng âm) truyền tới micro, sự rung động của sóng âm sẽ làm rung động lớp màng plastic mỏng của đầu thu và dẫn tới sự rung động của cuộn dây đồng trong khe từ. Sự dao động của cuộn dây đồng bên trong khe hở từ của nam châm sẽ tạo nên các tín hiệu điện xoay chiều. Những tín hiệu điện này sẽ được chuyển qua dây truyền và đi đến những thiết bị xử lý, khuếch đại và phát âm thanh.

Cấu tạo micro dynamic
Cấu tạo bên trong dynamic microphone (Nguồn: Internet)
  • Micro condenser (Micro dạng tụ):

Micro condenser (Micro dạng tụ) với thành phần cấu tạo gồm 2 màng kim loại mỏng đặt lên nhau, ở giữa là một lớp cách điện tương tự như cấu tạo của một tụ điện.

Nguyên lý hoạt động của Micro condenser: Khi ta đặt lên nó một điện tích DC, nó sẽ thay đổi điện dung khi có sóng âm thanh tác động lên màng kim loại mặt trước, sự thay đổi này sẽ tạo ra một tín hiệu điện truyền về thiết bị xử lý.

Do đó chúng cần một nguồn năng lượng ảo để hoạt động thường được gọi là nguồn Phantom.

Loại micro này có độ nhạy rất cao, thích hợp cho thu các dạng tín hiệu âm thanh mềm như giọng hát, guitar thùng, nhạc cụ…

Cấu tạo bên trong micro condenser
Cấu tạo bên trong micro condenser (Nguồn: Internet)

CÁCH PHÂN LOẠI MICRO

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân loại một micro. Dưới đây là các cách phân loại phổ biến nhất:

✔ Phân loại Micro Dựa Vào Công Dụng (Công Năng)

  • Micro Vocal (Dùng cho người hát)

Dạng micro vocal có thiết kế ưu tiên cho dải tần số của giọng nói con người. Trung bình khoảng từ 250Hz - 4kHz. Đây là vùng tần số mà tai người có thể nghe tốt nhất và cho âm thanh chuẩn nhất. Với thiết kế micro phù hợp có độ nhạy không quá cao như vậy giúp chống tạp âm, tiếng ồn xung quanh, tiếng gió, tránh việc hút các âm thanh dội lại, phù hợp với những người hát biểu diễn ở sân khấu (Sân khấu trong nhà, ngoài trời).

micro-vocal-cho-nguoi-hat-tren-san-khau
Micro Vocal dùng cho người hát trên sân khấu (Nguồn: Internet)
  • Micro vocal trong phòng thu (Dùng cho người hát trong phòng thu)

Micro thu âm là một thiết bị không thể thiếu trong các phòng thu âm hiện nay. Dạng micro này được thiết kế đáp ứng dải tần số lớn, độ nhạy cao, kể cả khi để xa thì tiếng bass của mic vẫn chất lượng. Việc lựa chọn một chiếc micro thu âm tốt sẽ giúp thu lại âm thanh có chất lượng hơn từ giọng hát hay nhạc cụ, hạn chế tạp âm hoặc chống méo tiếng.

Micro vocal phòng thu
Micro vocal phòng thu (Nguồn: Internet)
  • Micro phát biểu (micro cổ cò)

Micro cổ cò hay micro cổ ngỗng là dòng micro đơn hướng, thường là micro condenser. Đây là loại micro để bàn, để bục thuận tiện cho việc phát biểu trong các buổi hội nghị. Ưu điểm của micro loại này là chất lượng thu âm cực kỳ chuẩn, có khả năng chống hú, lọc tiếng ồn cũng như các loại tạp âm khác rất cao làm cho âm thanh phát ra rõ ràng, dễ nghe.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại micro cổ cò để bục, nhưng thông dụng và phổ biến nhất là các loại như: micro cổ cò để bục sử dụng nguồn phantom, micro cổ cò để bục sử dụng nguồn điện lưới, micro cổ cò để bục cần dài,...

Micro cổ cò
Micro cổ cò (Nguồn: Internet)
  • Micro nhạc cụ

Micro nhạc cụ là loại micro có dải tần rộng với cấu tạo vật lý và kích thước rất đa dạng, từ nhỏ để gắn trực tiếp trên các nhạc cụ cho tới cỡ lớn để thu âm cả phòng thu, cả dàn nhạc. Điểm dễ nhận thấy của micro nhạc cụ là thường không có đầu mút lọc gió (trừ trường hợp biểu diễn ngoài trời) và có rất nhiều các phụ kiện, giá để gắn lên nhạc cụ.

Micro cho từng loại trống

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trống, mỗi loại dùng các loại micro khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến:

  • Micro cho overhead: thường là micro tụ điện, mục đích của micro này là cung cấp cân bằng cho toàn bộ bộ kit.

Micro Overhead
Micro Overhead cho trống (Nguồn: Internet)
  • Trống kick (trống bass): sử dụng micro điện động, có đáp tuyến tần số thấp, mặt trước kick được khoét một lỗ tròn để đặt micro vào lòng trống

Micro cho trống Kick Bass
Micro Trống Kick Bass ( Nguồn: Internet)
  • Những loại trống khác như Snare, Tom thì sử dụng loại micro ngắn, khá nhạy và dải tần rộng. Những micro này bạn gắn lên chân micro boom và đặt đầu micro sát mặt trống, cách khoảng 2cm.

Micro cho Toms, Snake
Micro ngắn cho Snake và Toms (Nguồn: Internet)
  • Hi-Hat mics: lựa chọn ưu tiên thu âm hi-hat là các micro tụ điện, cardioid với màng rung nhỏ, có khả năng thu được chi tiết dải tần cao một cách xuất sắc và từ chối hoàn toàn âm thanh ngoài trục off từ các nhạc cụ khá
  • Micro nhạc cụ Acoustic

Đây là loại micro condenser thu âm chuyên nghiệp với thiết kế thanh lịch, có khả năng xử lý âm thanh ở mức cao phù hợp với khả năng nắm bắt âm sắc của nhạc cụ Acoustic như pianos, guitars, vibers,...

Micro nhạc cụ Acoustic có tính định hướng nên sẽ không bắt âm thanh ngoài trục, giúp giảm tiếng ồn và thanh âm được sáng hơn.

Micro nhạc cụ Acoustic
Micro nhạc cụ Acoustic (Nguồn: Internet)
  • Micro kèn

Micro kèn là loại micro có trọng lượng rất nhẹ, nhỏ gọn và dễ sử dụng, trên micro sẽ thiết kế một kẹp cổ ngỗng dạng lò xo giúp cho việc treo micro lên nhạc cụ được dễ dàng hơn.

Micro kèn
Micro kèn (Nguồn: Internet)
  • Micro string (nhạc cụ kéo có dây)

Đây là một loại thiết bị được sử dụng cho các loại đàn có dây như đàn tranh, đàn violin, đàn nhị,...micro khá nhỏ gọn nhưng chứa đầy đủ chức năng giúp người dùng linh hoạt khi mang đi lưu diễn, hoặc biểu diễn sân khấu.

Micro gồm 3 phần : jack cắm, board mạch và mic thu âm, đầu micro dạng kẹp được thiết kế bằng kim loại, và linh hoạt gắn vào bất kỳ vị trí nơi phát ra âm thanh trên đàn. Đặc điểm của micro loại này là chỉ nhận âm thanh nhạc cụ được thu gần nhất, và có khả năng chống nhiễu, chống ồn,...gần như tuyệt đối.

Micro cho nhạc cụ có dây
Micro cho nhạc cụ có dây (Nguồn: Internet)
  • Micro hội nghị

Micro hội nghị có thể là loại micro cổ cò hoặc micro để trực tiếp trên mặt bàn, trước mặt người nói, có thể nằm trong khoảng từ 12 đến 45 cm. Và tất cả mic thường được kết nối với bộ quản lý tín hiệu micro trung tâm.

Việc thu sóng âm thanh của micro hội nghị cũng rất cao, nó có thể thu âm thanh vô cùng tốt ở những khoảng cách xa và cho ra tín hiệu âm thanh có chất lượng rõ nét.

Micro hội nghị
Micro hội nghị (Nguồn: Internet)
  • Micro hợp xướng:

Micro hợp xướng là loại micro nhỏ gọn với cấu tạo 2 phần đầu mic, cần chỉnh, dây micro, đầu kết nối và cục khuếch đại tín hiệu. Micro hợp xướng được sắp xếp thích hợp với khoảng cách cách nhau từ 1-2m, một chiếc micro có thể thu được âm của rất nhiều người, đáp ứng nhu cầu của hợp xướng, hát giao hưởng, ca đoàn trong nhà thờ,...

Micro hợp xướng
Micro hợp xướng (Nguồn: Internet)

✔ Phân loại Micro theo nhu cầu người dùng

Thị hiếu của người dùng ngày càng muốn micro được thiết kế nhỏ gọn và không quá nhiều dây nhợ kết nối nên các loại micro được sản xuất và phân loại như sau: Micro đeo tai, micro cài áo, micro không dây và micro có dây.

  • Micro đeo tai

Micro đeo tai là loại Micro được thiết kế khá đặc biệt với phần thân micro sẽ được gắn vào tai của bạn và phần đầu micro sẽ nằm phía trước miệng để có thể thu được âm thanh khi bạn nói hoặc hát. Micro đeo tai phục vụ hiệu quả cho việc thuyết trình, giảng dạy, hội nghị...ưu điểm của loại sản phẩm này là giúp bạn rảnh tay để thao tác khi sử dụng và có thể di chuyển dễ dàng.

Micro đeo tai
Micro đeo tai (Nguồn: Internet)
  • Micro cài áo

Micro cài áo là loại micro được thiết kế để thu âm thanh của một người hay một vật thể nhất định. Cách dùng của loại micro này là bạn sẽ cài micro vào áo để thu âm thanh rõ nét và nhất quán nhất. Micro cài áo giúp bạn di chuyển một cách tự do và thuận tiện và tạo sự thẩm mỹ cho người dùng. Về công năng thì micro cài áo cũng có công năng khá giống với micro đeo tai là chúng thường được dùng phổ biến trong trường quay, thuyết trình hay giảng dạy.

Một bộ Micro cài áo thường sẽ có ba bộ phận là: Bộ thu tín hiệu, bộ phát tín hiệu và mic cài áo. Vì thế, để sử dụng hiệu quả thì ba bộ phận này phải được cài đặt và kết nối với nhau.

Micro cài áo
Micro cài áo (Nguồn: Internet)
  • Micro không dây

Micro không dây là loại micro không có sợi cáp nối trực tiếp từ micro thiết bị xử lý. Micro không dây còn được biết đến với tên gọi là micro vô tuyến với các tần số hoạt động là UHF hoặc VHF.

Về nguyên lý hoạt động thì cũng tương tự như micro có dây. Chỉ khác là tín hiệu điện được chuyển đổi thành sóng vô tuyến phát tới bộ thu, thông qua một bộ phận truyền tải vô tuyến chạy bằng pin và được gắn bên trong thân mic. Bộ thu chuyển tín hiệu sóng vô tuyến ra lại tín hiệu điện và đưa vào bộ xử lý.

Micro không dây trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khác nhau và cũng chính điều đó nên micro không dây cũng khá đa dạng về công năng.

Micro không dây
Micro không dây (Nguồn: Internet)
  • Micro có dây

Micro có dây là sản phẩm được thiết kế hiện đại, có tính thẩm mỹ cao. Thiết bị này được làm bằng thép không gỉ hoặc chất liệu nhôm cao cấp. Nó được sử dụng rộng rãi tại các sân khấu biểu diễn, phòng thu, nhà thờ, hay những quán karaoke.

Thiết bị này cung cấp âm thanh trung thực, trong trẻo và sống động. Micro có dây là thiết bị hoàn hảo cho các nhạc cụ.

Micro có dây
Micro có dây (Nguồn: Internet)

✔ Phân loại micro theo tính định hướng (polar pattern)

Xét theo khả năng thu nhận âm thanh từ môi trường xung quanh micro, ta có thể chia micro làm hai loại chính: Micro không định hướng còn gọi là micro đa hướng (Omnidirectional micro), Micro định hướng (Unidirectional micro)

  • Micro đa hướng

Có khả năng thu âm thanh từ tất cả mọi hướng xung quanh micro:

Micro đa hướng
Micro đa hướng (Nguồn: Internet)

Micro đa hướng có khả năng thu âm từ nhiều hướng. Hướng thu âm thanh tốt nhất vẫn là phía trước micro, các hướng khác xung quanh thì khả năng thu âm thanh ở tần số cao bị giảm đi so với hướng trực tiếp ở phía trước.

  • Micro định hướng:

Đây là loại phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày, chỉ thu được âm thanh tốt nhất theo một số hướng nhất định, tùy thuộc vào thiết kế của micro. Có những loại như cardioid, supercardioid, hypercardioid chính với những hướng thu âm thanh như sau:

  • Cardioid: thu nhận âm thanh tốt nhất ở phía trước và xung quanh.
  • Supercardioid: thu nhận âm thanh tốt nhất ở phía trước, xung quanh và một ít ở phía sau.
  • Hypercardioid: thu nhận âm thanh ở phía trước, xung quanh và một ít ở phía sau (nhiều hơn supercardioid).
  • Bidirectional: thu âm tốt nhất ở cả phía trước và sau.
  • Shotgun: thu âm tốt nhất ở xung quanh, phía trước (nhưng phạm vi xa hơn nhiều so với các loại kể trên).

MỘT SỐ MICRO ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Shure

Sennheiser

Audix

Electro-

Voice

AKG

Audio - technica

Promax

Vocal

PG58-LC

SM58LC

Beta58A

Beta87A

Beta87C

E835S

E828S

E845
E865

E635

F-50S

OM2S

OM2

OM5

OM3S

PL80C

PL80A

PL44

PL24S

Co9

WMS420

D7S

C5

D5

AE5400

AE3300

AE6100

AE4100

AE2500

QM-282

K-9

K-10II

Nhạc cụ

SM57LC

PGA181

PGA81

PG57

Beta 91A

E902

MD421

E902

E904

E906

DP7

D6

ADX51

FP7

D2

ND44

ND46

ND66

ND68

ND96

C214

D40

AKG D112

C430

AE2300

ATM 2300

AT 5045

AE5100

AE2500

AE3000

C100

CN-291

CN292

CN293

Hợp xướng

MX202

SM89

SM7B

MD421 II

e914

e614

e965

UEM 81S

ADX51

RE90HW

RE16

C1000S

C2000S

AT8010

AT8033

AT8004L

AT8031

BP4025

K50II

K51II

Phát biểu

MX418D

MX412D

CGV 18

EZG18

MZH 3062

MG12

MG18

SR 795

RE90B18

RE90P-12

PC18

CGN521STS

CGN99CL

U857Q

AT808G

U857RU

PRO49Q

PRO47T

U857QLU

TP-1

CC100

Hội nghị

CVB

MX392

MX393

MZH 3072

ADX18

RE90BW

PCC130SW

ATUC50

BP4001

BP4002

NH100

NH200

Trên đây là một số thông tin về Micro mà chúng tôi chia sẻ. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm hay quan tâm đến những dòng sản phẩm Micro của Công ty chúng tôi. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0985.999.345.

6255 views
Gửi đánh giá của bạn cho sản phẩm này!
gửi đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào về sản phẩm này!

0985.999.345