So Sánh Công Nghệ Led Và Công Nghệ Lcd

So Sánh Công Nghệ Led Và Công Nghệ Lcd

Giá: Liên hệ

Tình trạng: Còn hàng

    top sản phẩm bán chạy

LCD và LED là 2 dạng công nghệ màn hình được sử dụng bền vững và phổ biến nhất tại Việt Nam và trên Thế giới hiện nay. Vậy điểm khác biệt giữa Công Nghệ LED Và LCD là gì? Chúng ta nên dựa vào yếu tố nào để lựa chọn được loại công nghệ phù hợp nhất? Ngoài ra, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể một số khái niệm cốt lõi để các bạn có thể hiểu sâu hơn về Công Nghệ LED. Tất cả sẽ được Hoàng Sa Việt đề cập ở bài viết phía dưới, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Màn Hình Công Nghệ LCD Và LED

Công Nghệ Màn Hình LCD là gì?

LCD là viết tắt của cụm từ tiếng anh Liquid-Crystal Display, hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng. Là một trong những công nghệ cơ bản nhất được ứng dụng rộng rãi trong ngành thiết bị điện tử như Tivi, máy tính bảng, điện thoại,...
Công Nghệ Màn Hình LCD được cấu tạo bởi nhiều lớp với từng chức năng riêng biệt xếp chồng lên nhau. Ở đây, chúng tôi sẽ chỉ đề cập tới 3 lớp có chức năng quan trọng nhất để các bạn có thể hiểu được một cách đơn giản nhất. Lớp nằm ở cuối cùng hay còn lại là lớp “Đèn nền” được cấu tạo bởi nhiều đèn huỳnh quang phát ra ánh sáng màu trắng. Ánh sáng này sẽ đi tới lớp kính “Phân cực”, có khả năng chặn hoặc cho phép ánh sáng truyền qua để tạo thành hình ảnh và sau đó được truyền qua lớp kính “Lọc màu” với 3 màu cơ bản (Đỏ, xanh dương và xanh lá). Cuối cùng, hình ảnh sẽ được xuất hiện trên lớp “Hiển thị” để chúng ta có thể quan sát được với đầy đủ màu sắc. Chúng ta chỉ có thể quan sát được hình ảnh hiển thị trên màn hình khi lớp “Đèn nền” hoạt động. Nếu lớp “Đèn nền” chỉ có thể sáng tới một mức độ nhất định nào đó, nếu vượt quá sẽ gây ra tình trạng hư hỏng.

Công nghệ màn hình LCD
Các lớp cấu tạo của công nghệ màn hình LCD (Nguồn: Internet)

Công Nghệ Màn Hình LED Là Gì?

LED là viết tắt của cụm từ tiếng anh Light Emitting Diodes (Điốt phát sáng). Khác với Công Nghệ Màn Hình LCD, màn hình hiển thị bằng Công Nghệ LED sử dụng điốt phát sáng với 3 màu cơ bản RGB để hiển thị hình ảnh, video mà không cần tới luồng ánh sáng trắng từ lớp “Đèn nền” giống LCD.
Một màn hình LED lớn được tạo thành bởi nhiều module LED kết hợp lại với nhau. Và module LED lại được cấu tạo bởi một loạt các bóng đèn Led nhỏ với 3 màu cơ bản: Đỏ, xanh dương và xanh lá đi kèm với mạch điều khiển (EC).
Chú thích: Điốt (Diode) là linh kiện điện tử chuyên dụng với hai điện cực (Cực dương và cực âm), cho phép dòng điện di chuyển qua nó theo một chiều duy nhất và khống chạy ngược lại.

Module Led và mạch điều khiển
Module LED và bảng mạch điều khiển (Nguồn: Internet)
Màn hình Led Outdoor
Màn hình LED Outdoor (Nguồn: Internet)

XEM THÊM: Bảng báo giá màn hình Led tự động tại công ty Hoàng Sa Việt

So Sánh Công Nghệ LED và LCD

Rất khó để đánh giá màn hình Công Nghệ LED Và LCD cái nào tốt hơn. Vậy nên chúng tôi sẽ đưa ra sự so sánh giống và khác nhau của 2 loại công nghệ này ngay phía bên dưới để giúp các bạn có thể tham khảo, lựa chọn được cái nào phù hợp với nhu cầu hơn và đưa ra quyết định tốt nhất, tối ưu nhất.

Điểm Giống Nhau:

LCD và LED là 2 dạng công nghệ hiện đại được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng đều có chức năng dùng để hiển thị hình ảnh, video để truyền tải thông điệp nào đó tới người xem.
Có khả năng tùy biến về kích thước (LCD ứng dụng trong Tivi màn hình ghép; LED ứng dụng tạo ra nhiều dạng màn hình Led kích thước khác nhau, kết hợp với trang trí sân khấu trong tổ chức sự kiện)

Điểm Khác Nhau:

Đặc Điểm LCD LED
Kích thước Theo nhà sản xuất Tùy biến theo yêu cầu của người sử dụng
Mức độ tiêu thụ điện năng (So với cùng độ sáng) Tiêu thụ điện năng cao hơn màn hình công nghệ LED Tiết kiệm hơn khoảng 40% so với LCD
Độ phân giải (Cùng kích thước) Độ phân giải cao do mật độ điểm ảnh cao (Full HD lên tới 1920 x 1080). Có khả năng đưa nhiều điểm ảnh. Độ phân giải thấp hơn LCD do đặc thù thiết kế
Tuổi thọ màn hình Chỉ tới khoảng 60.000 giờ Gần gấp đôi LCD. Có thể lên tới 100.000 giờ, có khả năng hoạt động được 24/7
Khả năng trình chiếu Trình chiếu trong nhà, môi trường “an toàn” vì không có khả năng chống mưa, chống nước Trình chiếu cả trong nhà và ngoài trời. Chịu được nhiều mức nhiệt độ và độ ẩm khác nhau
Thân thiện với môi trường Sử dụng thủy ngân. Vậy nên, mức độ thân thiện với môi trường xếp sau LED Không sử dụng thủy ngân nên thân thiện với người dùng và môi trường hơn
=> Đây là yếu tố rất quan trọng vì xu hướng bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng hơn.
Giá cả Giá thành thấp Giá thành cao

Bảng Quang Báo Là Gì?

Bảng quang báo là một hình thức của bảng hiệu quảng cáo – Một bước tiến lớn trong ngành quảng cáo. Chúng được thiết kế thông qua màu sắc của những con đèn Led nhỏ kết hợp lại với nhau kèm theo hiệu ứng, giúp cho những tấm bảng quang báo trở nên lung linh và sinh động hơn.

Bảng quang báo
Bảng quang báo hoặc có thể gọi là Bảng hiệu quảng cáo (Nguồn: Internet)

Ban đầu, màu đèn Led của bảng quang báo chủ yếu là màu đỏ bởi chúng dễ sản xuất và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ cũng như tính thẩm mỹ đòi hỏi ngày càng cao, ngày nay bảng quang báo được biến hóa vô cùng sinh động bởi màu sắc đa dạng và thiết kế đẹp mắt. Cụ thể chi tiết về sự phát triển của công nghệ màn hình LED trong quảng cáo nói riêng và ngành giải trí nói chung như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu ở những phần phía dưới để hiểu rõ hơn!

Module Led RGB Là Gì?

Led RGB thực chất là 3 con điốt Led bình thường dính chùm tạo ra một khối và nó là module Led duy nhất có thể cung cấp cả ba màu (Đỏ - Red, xanh lá – Green, xanh dương – Blue). Led RGB có 4 chân, trong đó chung 1 chân dương (Anot) và 3 chân âm (Catot) đại diện cho 3 màu khác nhau (Đỏ, xanh lá và xanh dương). Chúng có thể phát ra sáng nhờ vào chất bán dẫn và phát ra từng màu đơn riêng lẻ hoặc linh hoạt thay đổi đa dạng màu sắc dựa trên sự kết hợp của 3 màu cơ bản được nêu trên. Vậy chúng ta có thể dễ dàng hiểu được, module Led RGB được cấu thành từ nhiều đèn Led RGB kết hợp lại với nhau.
Dưới đây là bảng trộn màu cơ bản nhất trong module LED RGB:

Màu mong muốn Màu cần kết hợp
Vàng Đỏ + Xanh lá
Hồng Đỏ + Xanh dương
Tím Hồng + nhiều xanh dương
Trắng Đỏ + Xanh dương + Xanh lá
Bóng LED RGB
Bóng LED RGB (Nguồn: Internet)

Nhưng nhược điểm của Công Nghệ LED RGB là kích thước lớn, dẫn tới thiết kế màn hình LED không được đẹp mắt và tất nhiên là độ nét hình ảnh trình chiếu không cao. Nắm bắt được vấn đề đó, module LED SMD đã ra đời.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Bí Quyết Lựa Chọn Màn HÌnh Led Phù Hợp Với Nhu Cầu Sử Dụng

Module Led SMD Là Gì?

Khái Niệm

Led SMD là viết tắt của cụm từ tiếng anh Surface Mounted Device, có nghĩa là linh kiện được gắn trên bề mặt và là công nghệ hiện đại được sử dụng rất phổ biến. Đây chính là công nghệ sử dụng mắt chip Led gắn trực tiếp lên bảng mạch in của đèn Led. Trên màn hình LED, chip SMD phát sáng 3 màu trên mỗi chip và kết hợp trộn màu để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau giúp hình ảnh sinh động hơn. Vậy, module Led SMD là tập hợp của nhiều đèn Led SMD ghép lại với nhau.

Một Số Kích Thước Phổ Biến

Chip Led SMD 2020: Kích thước chiều dài, chiều rộng lần lượt là: 2mm x 2mm
Chip Led SMD 2121: Kích thước chiều dài, chiều rộng lần lượt là: 2.1mm x 2.1mm
Chip Led SMD 2525: Kích thước chiều dài, chiều rộng lần lượt là: 2.5mm x 2.5mm
Chip Led SMD 2727: Kích thước chiều dài, chiều rộng lần lượt là: 2.7mm x 2.7mm
Chip Led SMD 3528: Kích thước chiều dài, chiều rộng lần lượt là: 3.5mm x 2.8mm

Các loại chip led smd
Đèn LED SMD (Nguồn: Internet)

Module Led
Module Led SMD outdoor (Nguồn: Internet)

Cách Tính Độ Phân Giải Của Màn Hình

Khái Niệm

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ độ phân giải của một màn hình LED (Display resolution) là gì? Độ phân giải (Display resolution) là kích thước màn hình được tính theo tổng số lượng điểm ảnh (Pixel) của một màn hình LED. Ví dụ: 800 x 600 pixel có nghĩa là màn hình LED có chiều ngang bằng 800 điểm ảnh và chiều cao bằng 600 điểm ảnh. Vì vậy nếu bạn để độ phân giải màn hình cao, đồng nghĩa với việc số lượng điểm ảnh trên màn hình càng nhiều dẫn tới hình ảnh sẽ mượt mà, chi tiết hơn và ngược lại.

Cách Tính Độ Phân Gải Màn Hình

Các chỉ số cần chú ý khi xác định độ phân giải màn hình LED, là:
Kích thước chiều rộng và chiều cao của màn hình LED (Được tính bằng đơn vị mm)
P (Viết tắt của Pixel Pitch)
+ Pixel: Như chúng ta đã biết, màn hình Led lớn được tạo thành từ nhiều module Led kết hợp lại với nhau. Và module màn hình Led lại được cấu thành bởi hàng loạt đèn Led riêng lẻ. Các đèn Led riêng lẻ này được gọi là pixel (hay còn được gọi là Điểm ảnh – là đơn vị nhỏ nhất trên màn hình LED). Một pixel được tạo thành từ một nhóm gồm ba màu đèn Led: Đỏ, xanh da trời, xanh lá cây.
+ Pitch pixel: Là khoảng cách từ tâm đến tâm của hai pixel (Điểm ảnh) liền kề nhau và các khoảng cách này trong một module LED luôn bằng nhau. Có nhiều loại P: P2, P3, P4,P5, P6,... (P thường được tính bằng đơn vị mm)

Pixel là gì
Hình ảnh mô tả Pixel là gì? (Nguồn: Internet)

Dựa vào thông số Pitch pixel và kích thước màn hình, chúng ta có thể dễ dàng tính ra độ phân giải của một màn hình LED. Dưới đây là một vào ví dụ mô tả giúp các bạn dễ hình dung hơn:
Ví dụ 1: Màn hình P5 có kích thước (6m x 4m) => Độ phân giải = (6000mm/5) x (4000mm/5)= 1200 x 800 (Pixel)
Ví dụ 2: Màn hình P2 có kích thước (6m x 4m) => Độ phân giải = (6000mm/2) x (4000mm/2) = 3000 x 2000 (Pixel)

Đến đây là bạn đã thấy rõ điểm giống và khác nhau của từng loại Công Nghệ LED Và LCD chưa? Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn để lựa chọn loại công nghệ sao cho phù hợp. Nếu mục đích sử dụng để tổ chức sự kiện hoặc lắp đặt biển quảng cáo thì màn hình LED là phương án phù hợp nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào định nghĩa của các bộ phận cốt lõi nhất trong màn hình công nghệ LED, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm LED.

3052 lượt xem
Gửi đánh giá của bạn cho sản phẩm này!
gửi đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào về sản phẩm này!

0985.999.345