So Sánh Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Lễ Động Thổ Và Lễ Khởi Công

So Sánh Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Lễ Động Thổ Và Lễ Khởi Công

Giá: Liên hệ

Tình trạng: Còn hàng

Đọc Bài

Đối với người phương Đông nói chung và người dân Việt Nam nói riêng, cúng bái và mọi thứ liên quan tới tâm linh luôn là một yếu tố quan trọng khi thay đổi hoặc bắt đầu làm một việc lớn gì đó. Từ cuộc sống hằng ngày tới công việc làm ăn kinh tế. Và trong ngành xây dựng cũng không ngoại lệ. Trước khi chủ đầu tư nhận một mảnh đất và tiến hành xây dựng thì đều phải thực hiện đầy đủ lễ khởi công lễ động thổ, cầu mong cho mọi thứ đều êm đẹp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, đó là lý do mà Hoàng Sa Việt chia sẻ bài viết so sánh điểm giống và khác nhau giữa lễ khởi công và lễ động thổ, ngay dưới đây.

✅ Điểm giống nhau giữa lễ khởi công và lễ động thổ

Xét về mặt tâm linh, cả 2 sự kiện lễ khởi công xây dựnglễ động thổ đều là bước khởi đầu cho một công trình xây dựng; Vì vậy nó đều mang ý nghĩa là cầu mong sự may mắn, thuận lợi, suôn sẻ cho gia chủ, những người tham gia xây dựng và cả sự phát triển thuận lợi của dự án cho tới khi an cư lạc nghiệp sau này.

Lễ khởi công nhà máy Fico
Lễ khởi công nhà máy xi măng Fico (Nguồn: Hoàng Sa Việt)

Về mặt truyền thông, 2 buổi lễ đều được coi là bước đệm truyền thông quan trọng, giúp xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu công trình & doanh nghiệp đến với các chủ đầu tư, đối tác và khách hàng tiềm năng. Là kênh truyền thông rất hiệu quả nếu như buổi lễ được tổ chức một cách bài bản và chuyên nghiệp.

Một yếu tố vô cùng quan trọng cuối cùng không thể không nhắc đến đó là Pháp Luật. Lễ khởi công công trình nghi lễ động thổ muốn được tiến hành thì phải tuân thủ những quy định chung của bộ xây dựng. Cụ thể hơn là phải đáp ứng đủ điều kiện của Điều 89 & Điều 107 trong bộ luật xây dựng năm 2014, điều luật quy định:

  • Chủ đầu tư hay gia chủ phải có giấy phép xây dựng hợp lệ.
  • Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình.
  • Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
  • Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Lễ khởi công động thổ
Phải có sự cho phép của pháp luật thì lễ khởi công, lễ động thổ mới được diễn ra (Nguồn: Internet)

Như vậy, nếu quý doanh nghiệp đáp ứng đủ những quy định trên thì mới có thể tổ chức lễ khởi công động thổ một cách hợp pháp và ngược lại; Nếu công trình không được cấp giấy phép xây dựng thì cũng không cần phải tiến hành khởi công động thổ.

✅ Điểm khác nhau giữa lễ khởi công xây dựng và nghi thức động thổ

✔ Thời gian tổ chức

Điểm khác biệt đầu tiên đó là thời gian tổ chức sự kiện. Nghi lễ động thổ được tổ chức ngay sau khi công trình được cấp phép và chủ đầu tư chính thức tiếp nhận mảnh đất đó để xây dựng sau này. Còn lễ khởi công công trình sẽ được thực hiện khi công trình chính thức đi vào xây dựng. Cả hai buổi lễ có thể hòa làm một và tổ chức chung đồng thời. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư chưa muốn xây dựng thì có thể tiến hành tổ chức làm lễ động thổ trước.

lễ động thổ
Thời gian tổ chức lễ khởi công và động thổ thường khác nhau (Nguồn: Hoàng Sa Việt)

✔ Mục đích tâm linh

Theo quan điểm dân gian để lại, mỗi mảnh đất đều có một vị thần thổ công cai quản. Chính vì thế, khi bắt đầu tiếp nhận mảnh đất, chuẩn bị cho các công việc xây dựng ồn ào, huyên náo, làm xáo trộn và thay đổi đất đai long mạch; Làm phiền tới thần linh nơi này. Thì nghi lễ động thổ được thực hiện nhằm mục đích để xin phép việc xây dựng trên mảnh đất đó. Mong các vị thần linh sẽ phù hộ cho quá trình xây dựng dự án được diễn ra một cách thuận lợi, cũng như những con người mới khi tới đây an cư hoặc làm việc luôn được vui vẻ và hạnh phúc.

Cúng khởi công động thổ
Mục đích tâm linh lễ khởi công và động thổ cũng có điểm khác nhau (Nguồn: Internet)

Từ xa xưa truyền lại rằng, vùng đất mà bạn sắp sửa xây dựng có thể là nơi cư ngụ của nhiều vong linh đã khuất, hoặc là nơi đã từng được xây miếu/ chùa chiền linh thiêng. Vậy nên Lễ khởi công được xem như là một nghi lễ để kính cáo với các vong linh đã khuất và tổ nghề để mong các Ngài phù hộ cũng như mong rằng các vong linh sẽ vui vẻ và hoan hỉ chuyển qua một vùng đất khác. Đối với các công trình khi tổ chức cần phải thực hiện rất nhiều công đoạn đến đất đai, như: Phá dỡ, ép cọc nhà, làm móng,... Để cầu mong cho quá trình thi công dự án được diễn ra thuận lợi, không gặp khó khăn hoặc trở ngại gì.

Cúng động thổ
Nghi thức cúng lễ cầu mong các vị thần độ trì, giúp dự án gặp nhiều may mắn (Nguồn: Internet)

Trên đây là những chia sẻ của Hoàng Sa Việt về điểm giống và khác nhau giữa 2 sự kiện lễ khởi công lễ động thổ. Hy vọng chúng tôi sẽ có cơ hội may mắn được làm việc và hợp tác tổ chức sự kiện cho quý doanh nghiệp trong thời gian sắp tới. Chúc quý khách sẽ có một buổi lễ hoàn hảo nhất, luôn gặp nhiều may mắn và suôn sẻ trong quá trình thi công xây dựng công trình.

3580 lượt xem
Gửi đánh giá của bạn cho sản phẩm này!
gửi đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào về sản phẩm này!

0985.999.345