Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi trong giây lát!
- Trang Chủ Giới Thiệu HOANG SA VIET MEDIA
Chúng Tôi đã Làm Gì để đối Phó Với Khủng Hoảng Kinh Tế Do Covid?
MỤC LỤC NỘI DUNG
- Ngành giải trí, âm thanh ánh sáng, dịch vụ, thiết bị sự kiện đối mặt với nguy cơ vỡ trận.
- Đâu là lối thoát cho những doanh nghiệp âm thanh, ánh sáng, giải trí, thiết bị sự kiện?
Ngành giải trí, âm thanh ánh sáng, dịch vụ, thiết bị sự kiện có nguy cơ vỡ trận
Chắc hẳn tôi và các bạn làm nghề thiết bị sự kiện đã thấm một trận đòn đau do Covid-19 gây ra. Mọi việc diễn biến quá nhanh đến mức độ không thể tin nổi. Chỉ trong vòng 2 tháng. Covid đã càn quét qua tất cả các lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực dịch vụ sự kiện là một trong những ngành chịu ảnh thưởng nhiều nhất, nhưng lại ít được xã hội nhắc đến. Phải chăng nó chỉ là một ngành nhỏ của nền kinh tế.
Kể riêng câu chuyện của Hoàng Sa Việt. Chúng tôi là một công ty âm thanh ánh sáng và thiết bị sự kiện. Trong đó lĩnh vực cho thuê âm thanh ánh sáng, thiết bị sự kiện chiếm 60% trong số doanh thu của toàn công ty. Ngay sau tết, "Cô Vy" ập đến chúng tôi đã xác định mất 3 tháng đầu năm phải bù lỗ. Nhưng công ty vẫn sống được nhờ mảng dự án, bán thiết bị.
Diễn biến phức tạp không dừng lại ở đó. Giờ đây mảng dự án tiếp tục bị ảnh hưởng. Các đơn hàng cho các dự án đã được nhập khẩu và giao hàng cho khách, nhưng chúng Tôi cảm thấy sự thiếu hụt nguồn tiền từ chủ đầu tư... Họ dường như cũng giống chúng tôi, nguồn thu không còn, tất cả đều đứng lại...
Đó là những tác động từ bên ngoài thị trường. Trong nội tại doanh nghiệp thì chắc hẳn còn phức tạp hơn. Phải chăng doanh nghiệp chúng ta đã quen với tác phong "làm đến đâu xâu đến đó". Tôi tin rằng rất ít các công ty thanh ánh sáng, thiết bị sự kiện nào có nguồn tiền dự trữ. Mọi thứ như dừng lại và chỉ để "xài tiền". Tiền nhập hàng, tiền lương, tiền mặt bằng, tiền lãi vay ngân hàng, tiền chi trả cho đối tác cho những khoản mua trả góp...
Điều khó khăn nhất với chúng tôi bây giờ là làm sao để duy trì bộ máy cho đến cuối năm. Trong lúc dịch bệnh đã kéo dài không có hồi kết. Chính phủ thì hứa tài trợ vốn vay cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhưng giờ họ rút lại lời hứa vì sự ảnh hưởng bây giờ là toàn xã hội. Sẽ không ai được vay vốn giá rẻ. Vậy đâu là lối thoát cho chúng tôi?
Lối thoát nào cho những doanh nghiệp tổ chức sự kiện, giải trí, cho thuê thiết bị?
Quay lại với thực tại, dịch bệnh vẫn đang tiến triển xấu. Buông xuôi và chấp nhận đôi khi cũng là một giải pháp cho các doanh nghiệp âm thanh, ánh sáng và thiết bị sự kiện. Nghiền ngẫm rất nhiều, trăn trở rất nhiều. May mắn là tôi và HSV đã tích cóp được một số tài sản, tuy không lấy ra xài ngay được nhưng nếu dịch bệnh kéo dài và khủng hoảng kinh tế. Tôi sẽ bán đi một số thứ để cứu lấy doanh nghiệp.
Định vị lại chính mình. Tôi thấy mình phải hành động. Tôi bắt đầu làm, làm nhiều hơn bình thường và dành thời gian cho công việc nhiều hơn. Nếu kế hoạch 2020 của tôi chỉ là "học thêm ngoại ngữ" thì giờ đây lại là những con số. Tôi bắt đầu học thêm những kỹ năng mới mà thực sự đáng lẽ tôi không cần phải học. Tôi bắt đầu làm lại từ đầu như một anh chàng sinh viên vừa ra trường. Tôi bắt đầu xem lại những điểm tốt và chưa tốt của doanh nghiệp mình và đi vào sửa sai. Tôi động viên khích lệ tinh thần nhân viên của mình . Hãy cũng tôi phát triển HSV. Nếu tôi không có tiền, tôi vẫn đủ sức nuôi các bạn ăn uống và cho các bạn ngủ tại công ty miễn phí đối với ai chưa có gia đình. Tôi sẵn sàng bán đi những gì mình đang có để chia sẻ với các bạn… Tôi không tiếc tài sản vì nó chỉ là những nốt nhạc thăng trầm trong con người của tôi...
Tôi bắt đầu nhìn thấy cơ hội nếu tôi vượt qua được chướng ngại vật. Trước mắt, tôi phải họp ngay với các bạn Leader để cùng chia sẽ bớt những khó khăn. Sau đó tôi sẽ thông báo cho nhân viên về kế hoạch cắt giảm lương. Tôi cũng mong họ hiểu và chia sẻ với tôi. Chỉ khi nào công ty không thể vay ngân hàng. Tôi sẽ bắt đầu bán một số thứ gì đó có thể để chi sẻ với mọi người.
Trước mắt tôi đi tính toán xem làm sao để duy trì đến tháng 8. Động viên mỗi người tự giảm lương hoặc về quê tạm thời để chờ đợi. Chúng tôi lên kế hoạch chia nhỏ khoản tiền chúng tôi có ra để kéo dài đến lúc dịch qua đi.
Tôi huy động tổng lực các nhân sự, các Leader tập trung cùng tôi sửa chữa những sai lầm mà chúng tôi gặp phải trong quá khứ. Những sản phẩm, dịch vụ chưa tốt với khách hàng trong quá khứ chúng tôi tìm cách sửa lại. Chúng Tôi bắt buộc toàn bộ nhân viên phải học tập. Trước mắt hoàn thiện kỹ năm kinh doanh, kỹ năng kỹ thuật, bán hàng… Tôi nhận thấy rằng, giờ đây là lúc nhân viên của mình làm việc tốt nhất. Tôi biết họ rất giỏi. Họ có khả năng sáng tạo sẽ phát huy ngay trong những lúc khó khăn như bây giờ. Tôi và họ có một sự đồng cảm lớn bởi họ hiểu rằng làm người chủ như tôi hóa ra không đơn giản tí nào.
Tôi coi giai đoạn này là một dạng của đầu tư. Thay vì tôi đầu tư vào thiết bị, thì giờ đây chúng tôi dầu tư vào con người. Và tôi mong thu hồi lợi nhuận nhờ vào quá trình đầu tư con người. Tôi phải xem lại bản thân mình. Phải định vị lại mình, mình làm gì, đã làm gì sai với ai? Hãy cho tôi cơ hội để sửa chữa. Tôi bắt đầu để tâm để những sản phẩm gần gũi nhất với ngành của mình để dễ dàng chuyển đổi. Nếu nền kinh tế đi xuống, thì chúng tôi phải có một món khác thay thế.
Covid phải chăng đã tạo ra một cột sóng thần cực mạnh để xô đổ những ngọn tháp cao và đẩy mọi thứ trở lên bằng phẳng hơn. Nó giống như một con sóng sô vào bờ để tạo ra những bờ cát phẳng mịm. Nó tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, năng động và tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi như chúng tôi.
Xét ở khía cạnh vĩ mô. Kinh kế toàn cầu sẽ suy thoái, một số tập đoàn, tổng công ty lớn giờ đây phải chơi chung sân với các doanh nghiệp nhỏ. Và cuộc chơi sẽ công bằng... Sau khi dịch qua đi, đất nước chúng ta lại đón thêm những nhà đầu tư mới. Họ sẽ mang nhiều công nghệ về để đầu tư tại Việt Nam. Chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc dịch chuyển kinh tế toàn cầu. Trong đó Việt Nam đang chiếm ưu thế. Bởi nền tảng kinh tế, hệ thống chính trị và xã hội ở đây rất ổn định. Giá trị bất động sẳn tăng trưởng trở lại. những doanh nghiệp còn trụ vững được qua mùa covid này sẽ lại đón một luồng gió mới cho quá trình phát triển đi lên.
Trên đây tôi đã chia sẽ với các bạn toàn bộ những gì tôi suy nghĩ và hành động, tôi mong rằng chia sẽ này có hữu ích với một số anh em. Trên tinh thần vượt khó chúng tôi mong rằng chúng tôi được làm những người bạn tốt cùng anh em trong ngành âm thanh, ánh sáng, sự kiện. Mức độ cạnh tranh của chúng ta cho dù như thế nào. Chúng tôi vẫn mong cùng bạn quan hệ bình đẳng và tôn trọng nhau trong công việc.
Nhân tiện đây tôi xin chia sẻ câu chuyện của riêng mình, câu chuyện của sự phát triển & và thay đổi. Thưa các bạn, công ty HSV đã hình thành và phát triển đủ 9 năm. Sau năm 2020 chúng tôi đang cơ cấu và định hình lại doanh nghiệp. Để phát triển toàn diện hơn. Với mục tiêu 1000 tỷ đồng/năm. Nói đến con số 1000 chắc hẳn nhiều người xửng sốt. Nhưng tôi không hề có ý đùa giỡn với các con số. Với tôi mục tiêu tôi đặt ra là để thử thách chính bản thân mình...
Thân ái,
Hùng Phạm
Giám đốc công ty âm thanh ánh sáng Hoàng Sa Việt